Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

7 thói quen để thành đạt

Cuộc sống ngày càng phức tạp, căng thẳng và khắc nghiệt khi con người chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ thông tin cùng với các hệ quả của nó. Nền kinh tế tri thức ra đời, kèm theo đó là hàng loạt các vấn đề mới làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đem đến cho con người những ứng dụng tích cực cũng như tạo ra thêm một số khó khăn và thách thức. Những khó khăn và thách thức ấy không chỉ khác về lượng mà còn khác về chất.
Những đổi thay sâu sắc của xã hội và các biến động trên thương trường toàn cầu trong thời đại kỹ thuật số đã khiến nhiều người nghi ngờ tính phù hợp của những nguyên tắc, những thói quen được đưa ra trong cuốn sách này. Theo tôi, cuộc sống càng có nhiều biến động, những thách thức chúng ta gặp phải càng lớn thì 7 Thói Quencàng có giá trị đối với tất cả mọi người. Vì khó khăn, thách thức luôn tồn tại và ngày càng phổ biến nên các giải pháp đưa ra đều dựa trên những nguyên tắc mang tính quy luật, hiển nhiên, bất biến, và phát triển lâu dài trong lịch sử. Tôi không phải là người sáng tạo ra các nguyên tắc đó mà chỉ là người nhận ra và sắp xếp chúng lại theo một trật tự hợp lý.

Sau quá trình trải nghiệm, tôi đúc kết được một bài học sâu sắc trong cuộc sống: nếu muốn vượt qua mọi thách thức để đạt được những khát vọng lớn lao, bạn phải biết nhận diện và vận dụng đúng các nguyên lý hay quy luật tự nhiên vào các mục tiêu của mình. Vận dụng thành công một quy luật nào đó phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ, khả năng và sự sáng tạo của từng người, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc với nhau.

Trên thực tế, những giải pháp đưa ra từ các nguyên lý luôn trái ngược với lối suy nghĩ phổ biến của chúng ta hiện nay. Sự đối lập này được chứng minh qua những thách thức phổ biến dưới đây:
- Sợ hãi và tự ti;
- Ước muốn và tham vọng sở hữu;
- Trốn tránh trách nhiệm;
- Tuyệt vọng;
- Mất cân bằng trong cuộc sống;
- Tính vị kỷ;
- Khao khát được lắng nghe;
- Xung đột và khác biệt;
- Bế tắc của bản thân.

          Tôi mong các bạn hãy lưu tâm đến cả những thách thức chung cũng như những nhu cầu và khó khăn của riêng mình. Khi làm như vậy, các bạn sẽ tìm ra các giải pháp và phương hướng lâu dài cho bản thân. Bạn cũng sẽ thấy sự khác biệt ngày càng rõ giữa cách tiếp cận phổ biến hiện nay với cách tiếp cận dựa theo những nguyên tắc bất biến trong mọi thời đại.

Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại một câu hỏi thường được nêu ra trong những buổi thuyết trình của mình: Có bao nhiêu người trước khi trút hơi thở cuối cùng muốn có thêm thời gian để làm việc hay xem ti-vi? Câu trả lời là chẳng có ai cả. Lúc đó, họ chỉ nghĩ về người thân, gia đình và cả những người mà họ hết lòng phụng sự.

Ngay cả nhà tâm lý học vĩ đại Abraham Maslow vào cuối đời mình cũng đã coi hạnh phúc, sự hoàn thành nhiệm vụ và cống hiến cho hậu thế quan trọng hơn sự tự thể hiện bản thân (“self-actualization” – nhu cầu đầu tiên của “Hệ thống cấp độ nhu cầu” nổi tiếng của ông). Ông gọi nó là bản ngã siêu việt (“self-transcendence”). Điều này cũng đúng với tôi. Cho đến nay, tác động lớn nhất và mỹ mãn nhất của các nguyên tắc trong 7 Thói quen được thể hiện qua cuộc sống của con cháu tôi chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi.

Chẳng hạn, đứa cháu gái 19 tuổi của tôi, Shannon, luôn bị “cuốn hút” vào hoạt động tình nguyện, sẵn sàng xa nhà đến giúp đỡ những trẻ mồ côi ở đất nước Rumani xa xôi. Shannon viết thư cho chúng tôi và nói rằng: “Con không muốn sống một cuộc sống ích kỷ, chỉ biết có riêng mình. Con sẽ dành cả cuộc đời này cho hoạt động cứu trợ.”

Các con tôi giờ đã lớn khôn, đã lập gia đình và chúng đều định hướng cuộc sống theo mục đích phục vụ con người. Đó là điều làm chúng tôi rất đỗi vui mừng.

Cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một hành trình học hỏi lý thú. Hãy áp dụng ngay và chia sẻ với người thân, bạn bè những điều bạn học được. Hãy nhớ: học mà không hành thì không phải là thực học, biết mà không làm thì không thật sự là biết.

Sống theo 7 Thói quen là một cuộc đấu tranh không ngừng bởi vì khi bạn càng tiến bộ thì bản chất của các thách thức bạn gặp phải cũng thay đổi. Mỗi ngày, tôi đều sống, làm việc và đấu tranh dựa trên các thói quen đã được đề cập trong cuốn sách này. Vì thế, tôi sẽ luôn có mặt trong cuộc hành trình của các bạn.
Stephen R. Covey

Mục Lục

Lời giới thiệu
Lời tác giả

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM TỔNG QUAN

Cánh cửa của sự thay đổi
Những thách thức của kỷ nguyên mới
Sợ hãi và tự ti
Ước muốn và tham vọng sở hữu
Trốn tránh trách nhiệm
Tuyệt vọng
Mất cân bằng trong cuộc sống
Tính vị kỷ
Niềm khao khát được lắng nghe
Xung đột và khác biệt
Bế tắc của bản thân
Đâu là giải pháp?
Chúng ta có thể kỳ vọng điều gì?
MÔ THỨC VÀ NGUYÊN TẮC
Bắt đầu từ bên trong
1. Đạo đức nhân cách và Đạo đức tính cách
2. Chính yếu và thứ yếu
3. Ảnh hưởng của mô thức
4. Thay đổi mô thức
5. Nhận thức và tính cách
6. Lấy nguyên tắc làm trung tâm
7. Nguyên tắc thay đổi và phát triển
8. Nhìn nhận vấn đề
9. Nâng cao trình độ tư duy

Tổng quan về "7 thói quen"
1. "Thói quen" là gì?
2. Tính liên tục của quá trình trưởng thành
3. Định nghĩa về tính hiệu quả
4. Ba loại tài sản
5. Nguyên tắc PC trong tổ chức

CHƯƠNG HAI: THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

Thói quen thứ nhất: LUÔN CHỦ ĐỘNG 
Các nguyên tắc về tầm nhìn cá nhân
1. Lăng kính xã hội
2. Giữa nhân tố kích thích và phản ứng là gì?
3. Định nghĩa "tính chủ động"
4. Nắm thế chủ động
5. Chủ động hành động hay bị động đối phó?
6. Lắng nghe chính mình
7. Vòng tròn Quan tâm và Vòng tròn Ảnh hưởng
8. Kiếm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp và ngoài tầm kiểm soát
9. Mở rộng Vòng tròn Ảnh hưởng
10. "Có" và "Là"
11. Phía bên kia của thất bại
12. Cam kết và giữ lời
13. Tính chủ động: cuộc trắc nghiệm 30 ngày
Thói quen thứ hai: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH

Các nguyên tắc lãnh đạo bản thân
1. "Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định" có nghĩa  là gì?
2. Mọi sự vật đều được sáng tạo hai lần
3. Dự kiến hay mặc nhiên
4. Lãnh đạo và quản lý - hai sự sáng tạo
5. Trở thành người sáng tạo đầu tiên của chính mình
6. Tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân
7. Trung tâm của Vòng tròn Ảnh hưởng
8. Các trọng tâm trong cuộc sống
9. Nhận diện trọng tâm của bạn
10. Trọng tâm hướng về nguyên tắc
11. Thiết lập và vận dụng bản tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân
12. Vận dụng tư duy ở tầm cao mới
13. Hai phương pháp khai thác tiềm năng của bán cầu não phải
14. Nhận diện vai trò và mục tiêu
15. Tuyên ngôn sứ mệnh gia đình
16. Tuyên ngôn sứ mệnh tổ chức
Thói quen thứ ba: ƯU TIÊN CHO ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT 
Các nguyên tắc quản lý bản thân
1. Sức mạnh của ý chí độc lập
2. Bốn thế hệ quản trị thời gian
3. Góc phần tư thứ hai
4. Điều kiện cần có để nói "không"
5. Tổ chức và thực hiện Phần tư thứ hai
6. Công cụ dùng cho Phần tư thứ hai
7. Trở thành người tự quản Phần tư thứ hai
8. Thực hiện lịch công tác của bạn
9. Ưu điểm vượt trội của thế hệ quản trị thời gian thứ tư
10. Giao phó công việc: Gia tăng P và PC
11. Giao phó mệnh lệnh
12. Giao phó ủy quyền
13. Mô thức về Phần tư thứ hai

CHƯƠNG BA: THÀNH TÍCH TẬP THỂ

Những mô thức của sự tương thuộc
1. Tài khoản tình cảm
2. Sáu khoản ký gửi chủ yếu
3. Những quy luật của tình yêu và cuộc sống
4. Vấn đề của P là cơ hội của PC
Thói quen thứ tư: TƯ DUY CÙNG THẮNG  
Các nguyên tắc lãnh đạo
1. Sáu mô thức của mối quan hệ tương tác giữa con người
2. Năm phương diện của tư duy cùng thắng
3. Các hệ thống hỗ trợ
4. Các quá trình
Thói quen thứ năm: LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU
Các nguyên tắc giao tiếp trên cơ sở thấu hiểu lẫn nhau
1. Tính cách và giao tiếp
2. Lắng nghe và thấu hiểu
3. "Chẩn bệnh" trước khi “kê toa"
4. Bốn kiểu phản ứng phản xạ
5. Hiểu và nhận thức
6. Tiếp cận từng bước một
Thói quen thứ sáu: ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC
Các nguyên tắc hợp tác sáng tạo
1. Sự giao tiếp đồng tâm hiệp lực
2. Đồng tâm hiệp lực trong nhóm
3. Đồng tâm hiệp lực trong kinh doanh
4. Đồng tâm hiệp lực và vấn đề giao tiếp
5. Tìm kiếm một phương án thứ ba
6. Đồng tâm hiệp lực tiêu cực
7. Coi trọng sự khác biệt
8. Phân tích trường lực
9. Bản chất của tự nhiên là đồng tâm hiệp lực

CHƯƠNG BỐN: ĐỔI MỚI

Thói quen thứ bảy: RÈN GIŨA BẢN THÂN 
Các nguyên tắc tự đổi mới hợp lý
1. Bốn khía cạnh của tự đổi mới
2. Ảnh hưởng của bạn đối với người khác
3. Cân bằng trong đổi mới
4. Đồng tâm hiệp lực trong đổi mới
5. Sự phát triển theo đường xoắn ốc

Trở lại nguyên tắc "bắt đầu từ bên trong"
1. Cuộc sống liên thế hệ
2. Con người giao thời
3. Một ghi chú của tác giả

Thay lời kết

Download ebook 7 thói quen để thành đạt

Download ebook

Tải sách miễn phí

6 MB .pdf

Xem trực tuyến ebook 7 thói quen để thành đạt

Xem Trực Tuyến

Nghe Audio book 7 thói quen để thành đạt

Mua sách giấy ủng hộ Tác giả

 mua sách tiki  mua sách Fahasa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét